1.Tóm tắt hoạt động và kết quả của dự án V2WORK
Trong suốt 3,5 năm triển khai dự án (10/2017 - 4/2021), với sự hợp tác tích cực giữa tám trường đại học Việt Nam bao gồm: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Vinh, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Thủ dầu Một, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG TpHCM, Trường Đại học Trà Vinh, cùng 3 tổ chức cộng tác viên là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI, Hiệp hội sinh viên quốc tế - AIESEC và 3 trường đại học Châu Âu. Dự án V2WORK đã đạt được toàn bộ các chỉ tiêu đề ra. Kết quả chính của dự án V2WORK có thể tóm tắt như sau:
-
Xây dựng và ban hành bản báo cáo phân tích việc làm và khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ở Việt Nam. Đây là kết quả của việc phân tích dữ liệu thu thập từ các nguồn và từ các cuộc khảo sát được hoàn thành bởi sinh viên, nhân viên và sinh viên tốt nghiệp, cũng như các nhà tuyển dụng từ khắp nơi trên cả nước.
-
Nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách với hơn 1.000 lượt cán bộ của các Trung tâm Hỗ trợ việc làm, được đào tạo thông qua các khóa Tập huấn chuyên gia V2WORK, hội thảo nhân rộng, các khóa học trực tuyến.
-
Tổ chức 16 Ngày hội việc làm, trong đó các thành viên đã kết hợp Ngày hội việc làm truyền thống với các hoạt động bổ sung như hội thảo, tọa đàm, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng việc làm của sinh viên tham gia;
-
Tổ chức thành công 9 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp (8 cấp trường và 1 cấp quốc gia), nâng cao nhận thức của sinh viên về khởi nghiệp và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo bằng cách cung cấp hỗ trợ ban đầu đầu tư cho sự phát triển của các dự án kinh doanh trong tương lai.
-
Tổ chức 16 khóa học trực tuyến với sự tham gia của 6383 sinh viên. Nguồn học liệu và thiết kế bài giảng được chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục đại học để các trường có thể dùng chung.
-
Tổ chức 8 Diễn đàn Hệ sinh thái việc làm và khởi nghiệp tại 8 tỉnh khác nhau để kích thích đối thoại và đưa ra các khuyến nghị và chiến lược cho địa phương.
-
Tổ chức Hội nghị cấp quốc gia về việc làm và khởi nghiệp và ban hành Khuyến nghị về Chính sách thông qua Báo cáo về chính sách nhằm nâng cao hơn nữa khả năng của Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong việc hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm có ý nghĩa hoặc phát triển các nỗ lực kinh doanh.
-
Hình thành mạng lưới Hỗ trợ tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp Việt Nam (VEES-NET), một mạng lưới các trường đại học Việt Nam nhằm thúc đẩy khả năng tìm kiếm việc làm tốt hơn và phát triển tinh thần, văn hóa khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học.
Thông qua Dự án V2WORK, hoạt động hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp tại tám trường đại học đối tác đã được cải thiện đáng kể cả về chất và lượng. Nhận thức về tầm quan trọng của việc hợp tác với doanh nghiệp trong giảng dạy và hỗ trợ việc làm tại các trường đại học ngày càng được chú trọng và thống nhất từ cấp quản lý cấp trên đến giáo viên và nhân viên, thông qua cam kết và đầu tư của trường trong việc phát triển và nâng cao chất lượng của các Trung tâm hỗ trợ việc làm.
2. Tác động của dự án đối với Trường Đại học Nha Trang
Dự án V2WORK đã tạo ra được những hiệu ứng rất tốt đối và có tác động lan toả với tất cả các trường thành viên trong đó có Trường Đại học Nha Trang. Là đơn vị thụ hưởng chính của Dự án V2WORK tại trường, Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên (QHDN&HTSV) đã được đầu tư, nâng cấp đáng kể về năng lực, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị làm việc, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp của sinh viên.
Với sự hỗ trợ từ Dự án, Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và xã hội như: các khoá đào tạo chuyên môn, các khoá kỹ năng mềm để nâng cao khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp, các khoá học online, các cuộc thi khởi nghiệp, ngày hội việc làm nhằm gắn kết với thị trường lao động, hình thành không gian khởi nghiệp số…
Thống kê trong 3 năm gần đây, Trung tâm đã hỗ trợ cho khoảng 1.000 sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; hỗ trợ hơn 700 sinh viên và sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm thông qua các ngày hội việc làm; hỗ trợ hơn 800 sinh viên về kỹ năng tìm kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp; đào tạo cán bộ hỗ trợ sinh viên trong tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp, tổ chức 2 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp và hàng trăm hoạt động liên quan đến việc làm, thực tập và khởi nghiệp của sinh viên…
Đặc biệt, thông qua Mạng lưới VEES-Net, Trung tâm QHDN và HTSV đã có nhiều cơ hội để tiếp tục thúc đẩy hợp tác và học hỏi lẫn nhau giữa các trường trong mạng lưới. Đây là cơ hội rất tốt để Trung tâm được tham gia các chuỗi hoạt động mới như xây dựng cơ sở dữ liệu dung chung về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp cả nước, tổ chức các ngày hội việc làm, các khoá học trực tuyến liên trường, liên vùng, tham gia vào việc nh giá chất lượng nguồn nhân lực và nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường lao động v.v.
Hợp tác Đối ngoại
Một số hình ảnh