Đối với các phiên họp, Trường ĐHNT cùng với các đối tác thảo luận một số nội dung quan trọng sau:
- Tổng quan và thảo luận về tình hình hình triển khai các gói công việc (WP): kết quả đạt được, các hoạt động chưa hoàn thành và các bước thực hiện cho WP1, 2, 3 và 6
- Quản lý và đảm bảo chất lượng thực hiện dự án
- Những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án
- Hoàn thiện các hoạt động và thiết lập các mốc thời gian quan trọng
- Chuẩn bị các báo cáo và giám sát nội bộ cho EACEA
- Tổng quan về các WP mới cho phần thứ hai của dự án
- Tham gia các buổi thuyết trình và hội thảo trong khuôn khổ Tuần lễ số để chuẩn bị cho đối tác về WP4-T4.2 và WP5-T5.3
Trong buổi họp, Trường ĐHNT cũng đã trình bày nội dung, kế hoạch triển khai và tình hình thực hiện gói công việc số 4 (WP4) “Bồi dưỡng kỹ năng mềm Kỹ thuật số cho cán bộ, sinh viên và người học suốt đời” tại Trường ĐHNT.
Đại diện các Trường của Việt nam tham gia họp với các đối tác Mông Cổ, Slovakia và Pháp.
Các biểu tham dự khóa tập huấn được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về thiết kế các bài giảng số, học liệu số, tổ chức đào tạo trong môi trường số và quản trị số. Trên cơ sở đó, các đại biểu có cơ hội trao đổi, thảo luận nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học, định hướng thúc đẩy chuyển đổi số trong đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam nói chung và ĐHNT nói riêng. Đây cũng là cơ hội để hỗ trợ phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho giảng viên và hỗ trợ, đồng hành với sinh viên trong các hoạt động giáo dục số, góp phần hình thành và kiến tạo văn hóa số trong các trường đại học bắt kịp xu thế phát triển giáo dục đại học trong kỷ nguyên 4.0.
Đại diện các Trường của Việt nam tham gia tập huấn về chuyển đổi số với các đối tác Mông Cổ, Slovakia và Pháp.
Đoàn công tác của Trường ĐHNT tham gia họp và tập huấn.
Dự án DIGITAL-MOVE là dự án nằm trong chương trình hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu (EC) nhằm tăng cường năng lực của các cơ sở giáo dục đại học tại các nước đang phát triển. Dự án được xây dựng nhằm đạt được các các mục tiêu chính như: phát triển văn hóa chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học của Mông Cổ và Việt Nam; thúc đẩy văn hóa chuyển đổi số; phát triển kỹ năng mềm số cho giảng viên, sinh viên, chuyên viên, cán bộ quản lý thông qua các khóa học và các khóa đào tạo…
Dự án DIGITAL-MOVE có tổng cộng 13 trường đại học tham gia dự án, trong đó có 4 viện, trường của Mông Cổ (Viện Đại học - CITI University, Trường ĐH Khoa học sự sống Mông Cổ - Mongolian University of Life Sciences, Trường ĐH Otoch Manramba - Otoch Manramba University và Viện Công nghệ Erdenet - Erdenet Institute of technology) và 2 trường đại học tại Châu Âu (Đại học Côte d'Azur - Université Côte d'Azur, Pháp và Đại học Kỹ thuật Kosice - Technical University of Kosice, Slovakia). Phía Việt Nam có 7 trường đại học tham gia, gồm: Trường ĐH Tây Nguyên, Đại học Đà nẵng, Trường ĐH Nha Trang, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Quy Nhơn và Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Dự án được thực hiện từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2026, với tổng kinh phí: 783.570 EURO, trong đó Trường ĐHNT thụ hưởng trực tiếp: 58.016 EURO. Dự án hướng tới đạt các kết của chủ yếu như sau:
- 7 trường đại học Việt Nam và 4 đại học của Mông Cổ được nâng cao năng lực chuyển đổi số.
- 10 môn học về chuyển đổi số cho sinh viên bậc đại học và 06 môn học cho học viên cao học trong lĩnh vực chuyển đổi số được cập nhật, xây dựng mới để đưa vào giảng dạy tại các CSGDĐH.
- 400 lượt sinh viên, 100 lượt giảng giảng viên, 100 lượt viên chức và 30 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số tại các CSGDĐH.
- 2 sự kiện số quốc gia (digital events) được tổ chức tại Việt Nam và Mông Cổ.
- 01 tài liệu hướng dẫn thúc đẩy chuyển đổi số, 01 tài liệu phương pháp giảng dạy/học tập trong môi trường số tại các CSGDĐH (handbook) và 01 báo cáo chính sách về chuyển đổi số được xuất bản bằng 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Mông Cổ.